Liên kết tài trợ / スポンサーリンク


Quảng cáo này xuất hiện trên các Blog không cập nhật bài viết trên 1 tháng
Nếu bạn cập nhật bài viết mới thì quảng cáo này sẽ mất đi

上記の広告は1ヶ月以上記事の更新がないブログに表示されます。
新しい記事を書くことでこちらの広告は消えます。
  

Posted by vietnhat at

2014/10/24

Kính ngữ Itadakimasu

いただきます
Xem anime-manga, các bạn có thấy câu nói này thật quen thuộc không nào ^^

※ Kính ngữ là một dạng đặc thù của các ngôn ngữ châu Á khi người ta rất coi trọng quan hệ xã hội. Kính ngữ (keigo) được dùng đối với người trên, hoặc người không có quan hệ gần gũi, và thường dùng trong những trường hợp trang trọng. Đặc biệt trong các vấn đề giao dịch, kinh doanh. Kính ngữ gồm có 3 loại: tôn kính ngữ (sonkeigo), khiêm nhường ngữ (kenjoogo), và lịch sự ngữ (teineigo). Itadakimasu thuộc teineigo.



Theo như cuốn từ điển về lịch sử ngôn ngữ thì từ itadaki vốn mang nghĩa là nơi cao nhất của ngọn núi hay của con người nên nghĩa gốc của từ itadaku (いただく) nghĩa là: đặt lên đầu. Hơn nữa vào thời Trung đại, người Nhật có tục giơ cao lên đầu tỏ ý cảm tạ khi nhận vật gì đó của người trên, nên từ itadaku còn có thêm một ý nghĩa nữa là NHẬN.


Kèm với Itadakimasu là động tác như trên

Thêm vào đó, cũng xuất phát từ hành động giơ cao lên đầu biểu thị lòng cảm tạ khi nhận cái gì đó từ người trên hay trước khi ăn những đồ cúng Phật, nên từ itadakimasu ngày nay được trở thành từ để nói trước mỗi bữa ăn, để mỗi người thể hiện sự biết ơn.
Trước khi ăn người Nhật thường nói “Itadakimasu”, đó là một cách nói lịch sự, nghĩa là “xin mời”. Nó nhấn mạnh sự cảm ơn tới người đã cất công chuẩn bị bữa ăn.

Hơn nữa, không chỉ là từ biểu hiện lòng cảm tạ với người "cho", với người đã nấu đồ ăn cho mình, mà còn từ itadakimasu còn mang ý nghĩa cảm tạ khi được nhận sinh mệnh của mọi vật trong thế gian. Đây là nghĩa xuất phát từ quan niệm của đạo Phật, vốn coi vạn vật trong cuộc sống đều có sinh mệnh riêng của mình, và con người tiếp nhận nó để duy trì sinh mệnh của mình. Làm người, cảm tạ tới người trồng cây, cảm tạ tới vạn vật, đây thực là một truyền thống đẹp của Nhật Bản. Do đó cần phải bày tỏ lòng biết ơn tới vạn vật khi nói itadakimasu trước bữa ăn


Trẻ em ở Nhật luôn được giáo dục về những phép tắc lịch sự tối thiểu như thế này. Nào chúng ta cùng: “Itadakimasu!”

Itadakimasu là một từ thật ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa phải không bạn. Vậy nên đừng quên nói “Itadakimasu”, bằng tiếng Nhật hoặc tiếng Việt thân yêu của chúng ta hay chỉ đơn giản là thể hiện lời cảm ơn theo cách của riêng bạn để mỗi bữa ăn sẽ tràn đầy sự ấm áp và vui vẻ nhé.   


Posted by nhatban at 12:49Comments(2)言葉

2014/10/21

Từ vựng sơ cấp bài 6

Từ vựng sơ cấp bài 6 - Minnano Nihongo



第6課:

1. たべる:ăn

2. のむ:uống

3. すう:hút thuốc

4. みる:xem

5. きく:nghe , hỏi

6. よむ:đọc

7. かく:viết

8. かう:mua

9. とる;chụp ,lấy

10. する:làm

11. あう:gặp

12. ごはん:cơm

13. あさごはん:cơm sáng

14. ひるごはん:cơm trưa

15. ばんごはん:cơm tối

16. パン:bánh mì

17. たまご:trứng

18. にく:thịt

19. さかな:cá

20. やさい:rau

21. くだもの:trái cây

22. みず:nước

23. おちゃ:trà

24. こうちゃ:hồng trà

25. ぎゅうにゅう:sửa

26. ジュース:nước trái cây

27. ビール:bia

28. おさけ:rượu

29. ビデオ:băng hình

30. えいが:phim ảnh

31. CD:đĩa cd

32. てがみ:thư

33. レポート;báo cáo

34. しゃしん:hình

35. みせ:tiệm

36. レストラン:nhà hàng

37. にわ:vườn

38. しゅくだい:bài tập

39. テニス:tenis

40. サッカー:bóng đá

41. おはなに:ngắm hoa

42. いっしょに:cùng với

43. ちょっと:một chút

44. いつも:luôn luôn

45. ときどき:thỉnh thoảng

46. それから:sau đó

47. ええ:vâng  


Posted by nhatban at 13:04Comments(1)言葉

2014/10/17

Giáo dục ở Nhật 2

Trẻ em Nhật và những bài học đạo đức thú vị - part 2: Tiểu học và Trung học

Ở tiểu học, trẻ em Nhật bản được học về hành vi trong đời sống hàng ngày, sự cảm nhận và phán đoán về đạo đức, phát triển nhân cách và thái độ sáng tạo, sự nhận thức về tầm quan trọng của cách ứng xử văn minh.

Lên cấp hai, các chủ đề được mở rộng cho phù hợp với sự phát triển tâm lý của học sinh, bao gồm các chủ đề như cách phản ứng đối với lời phê bình, sự hiểu biết và tôn trọng giới tính, thái độ tôn trọng sự thật, v.v.

Đạo đức ở Nhật Bản là một môn học bắt buộc và được chú trọng nhưng lại không có giáo trình thống nhất. Điều này giúp thầy cô linh hoạt thiết kế bài giảng cho phù hợp với học sinh. Nhưng các chủ đề đạo đức trẻ em Nhật Bản được học phải bao gồm: phân biệt đối xử người thiểu số, tình bạn, bắt nạt học đường, vai trò giới tính, v.v.



Hoạt động lớp học bao gồm các bài giảng, thảo luận các câu hỏi như “Liệu việc một người đàn ông khóc có được xem là hành vi được chấp nhận?”, “Nếu bạn ngồi một mình trong lớp, em sẽ làm gì?”, đến việc giải thích các thành ngữ, thăm quan bảo tàng, viết những lá thư ẩn danh miêu tả những điểm tốt về các bạn cùng lớp...

Ngoài ra, trẻ em Nhật Bản tùy độ tuổi còn được học cẩm nang hành động bao gồm những hành động nào nên làm và không nên làm. Ví dụ: Thấy bất kỳ nơi nào vòi nước chảy không người dùng, đóng vòi ngay; gặp quạt, gặp ánh sáng điện không người dùng, phải tắt điện ngay. Không được làm tổn hại đến những sản phẩm/ vật chất công cộng, vì thế ở Nhật Bản nhiều cây ăn trái chín trĩu quả, nhiều cây hoa cảnh khoe màu sắc hấp dẫn ở công viên, ở hai bên đường đi không hề mất một quả, không bị bẻ một bông đẹp...

Hoạt động ngoại khóa

Quan trọng không kém là việc giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động ngoại khóa. Một trong những hoạt động phổ biến tại Nhật là việc tổ chức các Lễ hội thể thao trường mỗi năm, bắt đầu từ tiểu học. Tất cả học sinh được yêu cầu tham gia với tư cách vận động viên hay cổ động viên. Gia đình cũng được khuyến khích tham gia.


Trẻ em tiểu học Nhật đang được học nấu ăn

Bắt đầu từ trung học, các trường tổ chức nhiều câu lạc bộ thể thao, âm nhạc, và các câu lạc bổ theo sở thích khác. Học sinh Nhật đặc biệt xem trọng các hoạt động ngoài giờ không kém các lớp học chính thức. Chính những hoạt động tập thể này sẽ giúp học sinh hiểu rõ về sự tập trung, nỗ lực vì bản thân, phát triển khả năng hợp tác và làm việc nhóm, cũng như cách giải quyết các mâu thuẫn tập thể.



các hoạt động ngoại khóa và thể thao là một trong những hoạt động quan trọng trong nhà trường

Ngoài ra, tất cả các hoạt động hàng ngày đều được các thầy cô lồng ghép môn học đạo đức vào đó để dạy học sinh. Trẻ em Nhật Bản không phân biệt trường công lập hay tư thục, trường nghèo hay trường giàu, thành thị hay thôn quê đều phải tham gia lau dọn trường lớp, lần lượt thay phiên trực nhật, quét dọn lớp học, và các khu vực công cộng như sân bóng rổ, cầu thang, hành lang lớp học... Các hoạt động này sẽ giúp học sinh hiểu về trách nhiệm với bản thân, chăm sóc người thân, và việc chia sẽ trách nhiệm với cộng đồng.


Trẻ em Nhật Bản không phân biệt trường nghèo hay trường giàu đều phải tham gia lao động với những việc vừa sức

Việc thứ hai trong hoạt động hằng ngày liên quan đến chăm sóc các sinh vật. Học sinh cho vật nuôi ăn hoặc tưới nước cho cây suốt năm học, nhiều khi cả trong kỳ nghỉ. Học sinh được làm quen và phát triển tình cảm đối với môi trường tự nhiên, động thực vật và nhờ vậy học cách trân trọng đời sống.   


Posted by nhatban at 13:33Comments(2)Giáo dục

2014/10/10

Tìm việc làm thêm ở JP - P1

Những chú ý khi tìm việc làm thêm ở Tokyo

★- Trình độ năng lực tiếng Nhật: Nếu trình độ tiếng Nhật thấp thì tìm việc làm thêm sẽ gặp nhiều khó khăn. Nếu trình độ tiếng Nhật cao thì tiền lương cũng cao, có thể lựa chọn công việc một cách dễ dàng.

★ Luyện tập tác phong kinh doanh: số người được nhận làm thêm cũng rất nhiều, nhưng việc học hỏi tác phong làm việc của Nhật rất quan trọng.

★Không nên chỉ đánh giá vào tiền lương: Tuy lương khởi điểm là 850 yên/h, nhưng sẽ được tăng dần. Cần chú ý những việc có lương khởi đầu cao

★ Tìm những việc có thể làm 28h/tuần.

電話や面接でよくある質問
Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn bằng điện thoại hay PV trực tiếp



★ お名前は?
おなまえは?— Tên bạn là gì?

⇒ Tôi tên là lan 
私は lanです  hoặc 私は lanともうします。

★.おいくつですか。Bạn bao nhiêu tuổi?

⇒  Tôi 19 tuổi - 19さいです。

★ 出身はどちらですか。
しゅっしんはどちらですか Bạn sinh ra ở đâu?

⇒  Tôi đến từ Việt Nam 
ベトナムからまいりました  or  ベトナムからきました。

★ 学生ですか 
がくせいですか   Bạn là học sinh à? 
⇒ Vâng, tôi là du học sinh 
はい、わたしはりゅうがくせいです。

★ 学校はどちらですか 
 がっこはどちらですか Trường học ở đâu vậy?

⇒ Trường học ở osakasạ 
がっこはおお大阪にあります。

★どの時間帯がご希望ですか / 勤務時間の希望はありますか _ 
どのじかんたいがごきぼうですか / きんむじかんのきぼうはありますか
Bạn muốn thời gian làm việc như thế nào?

⇒  Tôi muốn làm việc từ 14h-18h
ごご2じから6じまでしたいです

★ご自宅はどちらでか 
ごじたくはどちらですか  nhà bạn ở đâu. (最寄り駅はどこですか ― もよりえきはどこですか - Ga gần nhất là ở đâu)

⇒  nhà tôi ở gần ga umeda 
 じたくはうめだえきのちかくにあります。

★ 店までどうやって来ますか 
みせまでどやってきますか bạn đến cửa hàng bằng phương tiện gì?

⇒  Tôi đến của hàng bằng tàu điện 
でんしゃできます。

★ 漢字は分かりますか 
かんじはわかりますか ―  bạn có biết chữ kanji không

⇒  Tôi có biết 1 chút (50 từ)
ちょっとわかります(50じぐらい)

★ アルバイトの経験はありますか 
アルバイトのけいけんはありますか -  Bạn có kinh nghiệm làm thêm không

⇒ Tôi chưa từng làm — したことがありません。

★ なんのためにアルバイトをしますか -  Bạn làm thêm để làm gì?

⇒  Tôi làm thêm nạp tiền học và sinh hoạt — がくひとせいかつひをだすために、アルバイトをします

★ どうしてこの店で働きたいと思いましたか 
どうしてこのみせではたらきたいとおもいましたか。 tại sao bạn muốn làm việc ở cửa hàng này?

⇒ Tại vì tôi muốn giao lưu học hỏi nhiều việc với mọi người
みなさんにいろいろなことをべんきょうしたり、こうりゅうしたりしたいですから。

★ 一週間に何回(何時間)ぐらい入れますか。 ~入りたいですかー
1 Tuần bạn có thể làm được khoảng mấy lần (mấy giờ đồng hồ)

⇒  1 Tuần tôi có thể làm được 28h
いっしゅうかんに28じかんぐらいはいれます。

★ 何曜日に働けますか 
なんようびにはたらけますか Bạn có thể làm vào thứ mấy?

⇒  thứ mấy tôi cũng làm được 
なんようびでもはたらけます。

★ この仕事を長く続けられますか  
 このしごとをながくつつ“けられますか công việc này bạn có thể làm lâu dài không?

⇒  Tôi có thể  − できます

★  いつから出勤できますか 
 いつからしゅっきんできますか bạn có thể đi làm từ khi nào.

⇒ nếu được tôi có thể đi làm ngay
よかったら、すぐしゅっきんできます。

★ 何か質問はありますか 
なにかしつもんはありますか  bạn có câu hỏi gì không

⇒ vâng tôi có. Tôi phải làm việc gì vậy ạ
はい。あります。どんなしごとをしなければなりませんか
  


Posted by nhatban at 15:25Comments(1)専門言葉

2014/10/02

Ngôn ngữ của giới trẻ Nhật Bản

Cũng như teen Việt Nam hay teen của bất cứ quốc gia nào trên thế giới, giới trẻ Nhật Bản có hẳn những quy tắc riêng trong sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp. Nếu bạn muốn hòa nhập nhanh chóng và “tám” vượt biên giới với các teen Nhật, chúng ta hãy cũng tham khảo những thông tin và từ vựng cực thú vị dưới đây nhé!



文法 NGỮ PHÁP:

★ 「は」「を」「へ」 … あまり使わない ⇔「の」「に」「で」…使う

Không thường sử dụng các trợ từ は, を, へ. Riêng の, に, で thì có sử dụng

★ 「です」「ます」 …めったに使わない : Rất hiếm khi dùng ですhay ます

★ 「ai」「oi」⇒「ee」: ない⇒ ねー

(Những tính từ kết thúc bằng âm đọc「ai」hay「oi」sẽ chuyển thành「ee」)

VD:面白くない ⇒ 面白くねー  Omoshirokunai ⇒ omoshirokunee  Chẳng thú vị gì cả.

飲みたい  ⇒ 飲みてー     nomitai ⇒ nomitee muốn uống

すごい ⇒ すげー        sugoi ⇒ sugee Tuyệt

おもしろい ⇒ おもしれー   omoshiroi ⇒ omoshiree  thú vị thật

うまい ⇒ うめー      umai ⇒ umee  ngon tuyệt

★Khác:

あつい! ⇒ あち! atsui ⇒ achi : nóng quá!

はずかしい ⇒ はずい! hazukashii ⇒ hazui : xấu hổ quá!

気持ちが悪い ⇒ きもい kimochi ga warui ⇒ kimoi  Tâm trạng, tinh thần, sức khỏe không ổn.

★ 略語:  TỪ VIẾT TẮT:

イケてるメンズ ⇒ イケメン iketeru menzu ⇒ ikemen : Đẹp trai

元彼女 ⇒ 元かの Bạn gái cũ

元彼氏 ⇒ 元かれ Bạn trai cũ

コンビニエンスストア ⇒ コンビニ  Cửa hàng tiện lợi

マクドナルド マック  ⇒ マクド  MC. Donald

デジタルカメラ ⇒ デジカメ  Digital Camera

ゲームセンター ⇒ ゲーセン  Trung tâm chơi game

告白する ⇒ コクる  Tỏ tình

★ よく使う表現:( Những cụm từ thường được sử dụng)

ムカつく : 腹が立つ  (Giận sôi bụng)

マジ: 本当の、本当に  (Thật sự là)



ありえない・ありえねー  : 絶対にない、信じられない
                  (Không thể có chuyện đó, không thể tin được)

ビミョー (微妙) :  よくわからない (Không hiểu rõ lắm)
             あまりよくないかも (Có lẽ không tốt lắm đâu)

やばいやべぇやばいっしょ  : 危ない ( Nguy hiểm, Chết rồi!)
                  すごくかっこいい ( Đẹp trai quá!)
                   すごくかわいい (Dễ thương quá!)
 すごくおいしい (Ngon quá!)



★ 文字: câu văn

Giới trẻ Nhật đặc biệt ưa chuộng phương thức giao tiếp qua tin nhắn điện thoại di động. Những từ ngữ thường ngày được họ biểu thị bằng những kí tự trên bàn phím. Ngay đến các bậc phụ huynh có lẽ cũng chưa cập nhật kịp sự sáng tạo mới này của các bạn trẻ Nhật Bản.^^

(Dưới đây chỉ là 2 trong số rất nhiều những ví dụ về trào lưu ngôn ngữ chat của teen Japan)

きの→ゎ ぁりがとう → ☆ きのうはありがとう

ぁレ+まU〒” ぉめ〒”ト → ☆ あけまして、おめでとう

~~~~~~~
|。´艸)тндйк уoц☆
(*・艸・)。+:*○тнайк чоц。+:*○
(・ω・`*)ノ[。+゚тнайк чоц♪♪。+゚]

  


Posted by nhatban at 12:04Comments(0)専門言葉

2014/08/08

Bí quyết học tiếng Nhật

Học tiếng Nhật vốn được coi là “nỗi kinh hoàng” của nhiều người bởi kiểu chữ tượng hình và sự đa dạng về ngữ nghĩa. Tuy nhiên, đối với bất kỳ ngoại ngữ nào, chỉ cần có niềm đam mê, yêu thích thật sự, khó khăn nào cũng sẽ dễ dàng vượt qua.

Dưới đây là một số chia sẻ kinh nghiệm của các giáo viên và học viên đang dạy và học tiếng Nhật trong nhiều năm qua. Hy vọng đây là món quà tinh thần bổ ích, thiết thực cho những ai đang ngày đêm trăn trở với môn ngoại ngữ “hot” này.



Lập kế hoạch luyện tập mỗi ngày

Nên lên kế hoạch về thời gian học mỗi ngày, đặc biệt chú trọng đến phát âm và đọc – hiểu. Bạn nên sử dụng một cuốn sách có kiến thức cơ bản hoặc cuốn sổ tay ghi lại những từ vựng, mẫu câu thực hành tiếng Nhật theo chủ đề. Hãy chọn lựa những chủ đề gần gũi với đời sống như: thể thao, thời tiết, công việc hay du lịch. Học từ mới theo các chủ đề cũng là một phương pháp dễ học và đạt hiệu quả cao. Mỗi khi có chút thời gian rảnh là mình lại mở sách luyện từ vựng và các mẫu câu hội thoại đã học.

Sau mỗi giờ học tiếng Nhật, nên dành từ 10 đến 20 phút cho việc nghỉ ngơi. Nhờ vậy, tinh thần bạn sẽ được thư giãn và “khôi phục” nhanh chóng để tiếp tục học.

Đề ra kế hoạch trong ngày, trong tuần để học theo tuần tự, luyện tập hằng ngày sẽ giúp bạn nhớ kiến thức lâu hơn so với việc học không thường xuyên.

Học tiếng Nhật theo nhóm

Học tiếng Nhật theo nhóm là một gợi ý rất hay và đặc biệt có hiệu quả đối với các bạn trẻ. Khi học cùng mọi người, bạn sẽ có thêm động lực học tập và có thêm nhiều ý kiến cũng như tài liệu về một vấn đề. Trao đổi về phương pháp học nhóm, thầy Lê Khánh Hùng, giảng viên môn tiếng Nhật, trường ĐH Mở TP.HCM khuyên: “Nên chọn ra nhóm trưởng phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong nhóm. Mỗi thành viên cần có nền tảng kiến thức vững chắc, trình độ giữa các thành viên trong nhóm không quá chênh lệch, nhằm tránh xảy ra hiện tượng nhàm chán hoặc quá sức nếu có người có trình độ quá cao hoặc quá thấp so với những người còn lại”.



Các sinh viên thường trò chuyện “phiến” nhiều hơn là học khi tham gia học nhóm, gây lãng phí thời gian trong việc học tập mà không mang lại hiệu quả. Chia sẻ về vấn đề này, thầy Hùng cho biết mỗi thành viên nên tự chuẩn bị bài ở nhà, và chỉ gặp nhau thảo luận ý kiến thêm với các bạn trong nhóm những vấn đề mình chưa hiểu. Riêng môn viết tiếng Nhật- vốn là bộ môn rất khó đối với người nước ngoài, học viên nên mời một người Nhật hỗ trợ thêm để học văn phong viết của người bản xứ.

Nói chuyện và bắt chước người Nhật

Với người Nhật, hệ thống chữ Kanji đã được học từ cấp tiểu học. Khi học, họ thường làm bài tập, đọc nhiều và viết nhiều. Đây cũng là những phương pháp mà người nước ngoài có thể bắt chước để nhớ hệ thống Hán tự này khi học tiếng Nhật, cô Kaori Koike, giáo viên tiếng Nhật trường Nhật ngữ Lapis bật mí.

Để có thể hiểu được văn hóa cũng như tác phong của người Nhật thì cần phải " hòa nhập vào xã hội Nhật Bản", phải cùng "sống" với người Nhật. Phải biết quan sát và " bắt chước" cách xử sự của họ trong từng tình huống cụ thể. Cô Kaori cũng hướng dẫn thêm về kính ngữ “Kính ngữ thường được dùng đối với người lớn tuổi, người có địa vị xã hội cao hơn mình; đối với những người lần đầu tiên gặp mặt; dùng trong giao tiếp với khách hàng trong kinh doanh; khi muốn hỏi ai đó một vấn đề gì; ở các cửa hàng hay nhà hàng Nhật. Nhân viên thường dùng kính ngữ đối với khách hàng. Khi sử dụng kính ngữ thì người nghe sẽ cảm thấy rất "dễ chịu" và có cảm giác mình được tôn trọng.

Giải trí bằng tiếng Nhật

Xem phim, nghe nhạc, hát karaoke, đọc sách… là một số loại hình giải trí hỗ trợ cho việc thực hành ngôn ngữ, áp dụng cho nhiều ngoại ngữ, không riêng gì tiếng Nhật. Tùy theo sở thích của mỗi người, bạn có thể chọn loại hình giải trí mà mình yêu thích kết hợp với việc luyện tập tiếng Nhật.Phương pháp này giúp bạn tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn, kết hợp hình thức “vừa học vừa chơi”.

Nếu thích nấu ăn, bạn có thể làm các món ăn Nhật đơn giản như “Sushi cuốn” và “Cơm hộp trình bày theo chủ đề”. Cơm hộp có thể làm theo hình hai con vật khá thân quen với giới trẻ là “Mèo Kitty” và “Đôrêmon”. Đồng thời, nên thường xuyên xem và nghe các chương trình thời sự, tin tức về Nhật Bản trên truyền hình và radio.Qua đó, bạn có thể xem những hình ảnh hay đoạn hội thoại ngắn, tin tức Nhật Bản được tóm tắt với những chủ đề gần gũi với đời sống, luyện tập được khả năng nghe và đọc tiếng Nhật. Hình thức luyện tập này nếu diễn ra thường xuyên sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc học tiếng Nhật, nhiều giảng viên các trường ĐH, CĐ đồng tình với ý kiến này.

Marsim Gorky đã từng nói "Hãy yêu quý sách vì đó là nguồn gốc của mọi tri thức". Áp dụng vào việc học tiếng Nhật, sách là cả một kho tàng tri thức, giúp chúng ta khám phá ngôn ngữ và văn hóa Nhật. Để nâng cao kỹ năng dịch, ngoài việc nắm vững về từng vựng và ngữ pháp, các bạn nên đọc thật nhiều sách tiếng Nhật và tiếng Việt trên mọi lĩnh vực”, thầy Hùng chia sẻ.

Học tiếng Nhật bằng con đường du học

Sống và tự trải nghiệm mình ở nước bản địa là một trong những phương pháp học ngoại ngữ đạt hiệu quả cao, học tiếng Nhật cũng không phải là ngoại lệ. Bạn phải nói tiếng Nhật hằng ngày và luyện tập giao tiếp thường xuyên với người bản ngữ, trong nhiều tình huống và nhiều chủ đề khác nhau, chắc chắn vốn tiếng Nhật sẽ nhanh chóng được cải thiện.

Theo thầy Hùng, học tiếng Nhật có 3 ưu điểm lớn: giúp bạn học lối suy nghĩ để tư duy theo cách của người Nhật; hiểu biết được cuộc sống của họ và có môi trường học tiếng thuận lợi, dễ dàng hơn là chỉ học trong lớp học ở Việt Nam. Ngoài ra, khi hòa nhập vào cộng đồng người Nhật, văn hóa của họ sẽ thể hiện rõ ràng và sâu sắc hơn những gì mà bạn tham khảo trong sách vở hay truyền hình.

Theo trường Nhật ngữ Lapis  


Posted by nhatban at 12:16Comments(1)chia sẻ

2014/07/02

Giáo dục ở Nhật 1

Trẻ em Nhật và những bài học đạo đức thú vị - Part 1: Mẫu giáo

Rất ít người biết rằng trẻ em Nhật được hưởng một nền giáo dục vô cùng đặc biệt, chính điều đó đã khiến các em bé được học bao điều bổ ích, và trở nên vững vàng với những kiến thức và kỹ năng sống được trang bị ngay từ nhỏ.

Các lớp học về đạo đức tại Nhật chính thức bắt đầu từ tiểu học, thế nhưng ngay từ mẫu giáo, trẻ em đã được học các quy tắc ứng xử căn bản. Người Nhật đặc biệt chú trọng các câu chào hỏi, xin lỗi, và cám ơn. Mỗi buổi sáng, trẻ xếp hàng trong lớp, trịnh trọng chào giáo viên trước khi bắt đầu ngày mới. Trong quá trình học và chơi, trẻ được hướng dẫn và nhắc nhở sử dụng các câu cám ơn và xin lỗi trong các tình huống phù hợp.


Trẻ em Nhật được học sử dụng các câu "cám ơn" và "xin lỗi" trong các tình huống phù hợp

Đến giờ ăn, trẻ được phân công phục vụ đồ ăn cho các bạn: giáo viên sẽ múc thức ăn vào bát, đổ sữa vào ly; và trẻ sẽ bưng đến bàn của các bạn. Trẻ mặc đồng phục như một người chăm nuôi thật sự. Sau đó, những trẻ phục vụ của ngày sẽ tập trung đứng trước lớp và đồng thanh chúc các bạn ăn ngon miệng, và các bạn sẽ đồng thanh cám ơn. Trước khi ăn, người Nhật nói “Itadakimasu” (Tôi biết ơn vì được nhận đồ ăn), sau khi ăn sẽ nói ”Gochisosamadeshita” (Cám ơn vì bữa ăn), và hai điều này cũng được hướng dẫn ngay từ mẫu giáo.


Ngay từ mẫu giáo, trẻ em Nhật đã có kỹ năng xếp hàng

Trẻ em từ 3 tuổi trở lên được hướng dẫn tự ăn mà không cần người lớn bón, tự đem khay sau khi ăn đến nơi dọn dẹp, tự mặc quần áo, tự trải ga trải giường, tự gấp gối và nệm sau giấc ngủ trưa. Có thể nói, ngay từ cấp mẫu giáo, trẻ đã được học những bài học quan trọng đầu tiên về cách ứng xử lịch thiệp (lời cám ơn và xin lỗi), tinh thần trách nhiệm với công việc (mặc đồng phục), chia sẽ trách nhiệm trong tập thể (lần lượt đảm nhiệm việc phục vụ đồ ăn), và sự tự lập (tự phục vụ bản thân).  


Posted by nhatban at 10:45Comments(1)Giáo dục

2014/07/02

THUẬT NGỮ RAMEN CỦA NHẬT - 1

Ramen có nguồn gốc từ Trung Quốc, tại Nhật Bản loại mì này thường được gọi là Chuuka Soba (mì Trung Quốc). Người Nhật bắt đầu ăn loại mì này vào năm 1910, đây là khoảng thời gian ẩm thực Trung Quốc gây được sự chú ý đối với nhiều người. Dựa trên các nguyên liệu của mình, họ đã kết hợp với hương vị và khẩu vị ăn của từng vùng miền để tạo nên món ăn rất riêng.



Raamen / Ramenラーメン. Mì Nhật ramen.

Ramen = Mì (men) + Nước lèo (dashi) + Nước cốt (tare) + Xá xíu (chaashuu, thịt hầm ngâm nước tương)

Có thể thêm các thức ăn kèm phụ theo như rau, tảo gia công nori,… cũng như các loại dầu mỡ (mỡ heo, dầu mè,…).

Các loại mì ramen Nhật

Shouyu raamen 醤油ラーメン = Mì Nhật tương dầu shoyu

Shio raamen 塩ラーメン = Mì Nhật dùng muối (shio), đặc điểm là vị của nguyên liệu nổi bật do dùng muối chỉnh vị.

Miso raamen 味噌ラーメン = Mì Nhật tương đậu nành miso.

Phân loại theo nước lèo:

Tonkotsu raamen 豚骨ラーメン = Mì Nhật xương heo

Tonkotsu shouyu raamen 豚骨醤油ラーメン = Mì Nhật xương heo nước tương

Gyokaikei raamen 魚介系ラーメン = Mì Nhật hải sản

Men 麺. Sợi mì.

Chuuka-soba, shina-soba, nankin-soba

中華そば、支那そば・南京そば. Tên gọi khác của mì raamen. Đây là tên gọi vì mì này có nguồn gốc từ China nhưng đã được điều chỉnh cho phù hợp khẩu vị của người Nhật và đã thành món ăn của Nhật.

Chuukamen : 中華麺. Sợi mì Tàu. Dùng trong mì Nhật ramen và một số loại mì khác.

Dashi

出汁、ダシ. Nước hầm (hầm xương gà, xương heo hay các loại rau củ quả hay hải sản).

“Dashi” được làm bằng cách hầm xương gà hay xương heo hay hỗn hợp kết hợp với một số rau củ quả (táo tây, củ hành tây, lá nguyệt quế, nấm hương, tảo bẹ kombu,…) tùy chọn nếu muốn tạo mùi. “Dashi” cũng có thể tạo ra từ các sản phẩm hải sản như tảo bẹ kombu, cá bào katsuo, cá cơm phơi khô niboshi…

Suupu

スープ, soup. Nước xúp mì raamen được làm bằng cách chế nước hầm dashi vào nước cốt tare.

Gu

具. Đồ ăn kèm phủ lên trên tô mì ramen như rau, thịt hầm xá xíu, nori. Còn gọi là トッピング (topping).

Chaashuu

叉焼(チャーシュー). Xá xíu (thịt nướng hay thịt hầm tẩm nước cốt tare).

Tare

タレ, còn gọi là かえし kaeshi. Nước cốt dùng để tạo mùi vị cho nước hầm dùng cho mì ramen. “Tare” được tạo ra từ nước tương shoyu, tương đậu nành miso, rượu ngọt mirin ninh lên và thêm một số thứ tạo vị ngọt thịt như tảo bẹ kombu, cá bào, cá cơm khô,…

Torigara

鶏がら. Xương gà.

Tonkotsu

豚骨. Xương heo. Tonkotsu raamen là mì ramen xương heo.

Gyuukotsu

牛骨. Xương bò.

Katsuobushi

鰹節. Cá bào katsuo = cá ngữ vằn bào (Skipjack Tuna). Dùng để tạo nước hầm ngọt hay tạo tare có vị ngọt thịt.

Kombu

昆布. Tảo bẹ Nhật Bản. Dùng tạo nước ngọt, dùng kết hợp với cá bào katsuo. Hầm chung với nồi nước lèo hoặc tạo vị ngọt cho nước cốt tare.

Các loại rau tạo hương vị (香味野菜 = koumi yasai)

Daizu 大豆 = Hạt đậu nành. Thường dùng loại rang trên lửa.

Shiitake シイタケ = Nấm hương

Ringo リンゴ = Táo tây

Tamanegi タマネギ = Củ hành tây

Naganegi 長ネギ = Hành boa rô

Shouga 生姜 = Gừng

Ninniku 大蒜 / にんにく = Tỏi

Nguyên liệu tạo vị ngọt thịt

Katsuobushi 鰹節 = Cá ngừ vằn bào

Sababushi 鯖節 = Cá thu bào

Niboshi 煮干し = Cá cơm phơi khô (các loại cá nhỏ phơi nắng nói chung)

Ago あご = Cá bay (tobiuo)

Koumi-abura

香味油. Dầu hương vị. Chỉ các loại dầu mỡ tạo hương vị cho tô mì như mỡ heo, mỡ bò, mỡ gà, dầu vừng,…

Các loại dầu hương vị:

Raado ラード (lard) = Mỡ heo.

Bataa バター (butter) = Bơ.

Tori-abura 鶏油 = Mỡ gà.

Hetto ヘット = Mỡ bò.

Mùi vị

Umami うま味 = Vị ngọt thịt. Người Nhật thường tạo vị ngọt thịt bằng cá bào hay tảo bẹ kombu.

Koku コク = Vị đậm đà.

Sanmi 酸味 (toan vị) = Vị chua.   


Posted by nhatban at 10:45Comments(1)専門言葉

2014/07/01

Thành ngữ Nhật Bản

Để làm phong phú hơn cách nói chuyện, tiếng Nhật cũng có rất nhiều thành ngữ thú vị và khá giống với tục ngữ, thành ngữ của Việt Nam đấy!

Sau đây là 2 câu thành ngữ thú vị

1. 馬の耳に念仏(うまのみみにねんぶつ)
馬(うま): Con ngựa
耳(みみ): Tai
念仏(ねんぶつ): Niệm phật
Nghĩa đen câu này là “Dù bạn có cố gắng niệm phật vào tai ngựa, nó cũng chẳng hiểu gì”. Vì thế câu馬の耳に念仏 có nghĩa tương tự như câu “Đàn gảy tai trâu” hoặc “Nước đổ đầu vịt”…trong tiếng Việt.



2. 井の中の蛙大海を知らず(いのなかのかわずたいかいをしらず)
井(い):Cái giếng
蛙(かえる): Con ếch. (Nhưng trong trường hợp này đọc là かわず)
大海(たいかい): Biển lớn, đại dương.
知らず(しらず): Không biết(しらない)
Nghĩa đen câu này sát nghĩa với câu “Ếch ngồi đáy giếng” trong thành ngữ Việt Nam.



  


Posted by nhatban at 11:41Comments(0)Thành ngữ

2014/06/27

THUẬT NGỮ RAMEN CỦA NHẬT - 2

Các loại thức ăn đặt trên (topping)




Toppingu トッピング = Thức ăn kèm theo trên tô mì.

Chaashuu 叉焼(チャーシュー)= Xá xíu (thịt nướng hay thịt hầm tẩm nước cốt tare)

Tamago 卵 = Trứng, gồm có: Nama-tamago 生卵 = trứng sống, ゆで卵 yude-tamago = trứng luộc, 煮卵 ni-tamago = trứng ninh (trứng hầm).

Hannetsu tamago 半熟卵 = Trứng lòng đào.

Nori 海苔 = Tảo gia công.

Naruto-maki 鳴門巻き = Chả cá naruto (chả cá lốc xoáy), dùng để trang trí cho bắt mắt.

Yasai 野菜 = Rau.

Negi ネギ = Hành. Shiro negi 白ネギ = hành trắng. Ao negi 青ネギ = Hành xanh. Wakegi ワケギ = Hành củ.

Hourensou ホウレンソウ = Rau bó xôi (spinach, rau chân vịt)

Wakame ワカメ = Tảo wakame.

Memma メンマ, còn gọi là Shina-chiku (支那竹/シナチク, trúc China) = Măng khô lên men.

Kikurage キクラゲ = Mộc nhĩ.

Beni-shouga 紅しょうが = Gừng tươi muối đỏ. Có vị chua để lảm giảm độ ngán của thịt.

Goma ゴマ = Vừng, mè.

Takana 高菜 = Rau cải muối. Được cắt nhỏ và có vị chua của rau lên men.

Moyashi モヤシ = Giá đỗ.

Kyabetsu キャベツ (cabbage) = Cải bắp.

Ninjin ニンジン = Cà rốt.

Tamanegi タマネギ = Củ hành tây.

Toumorokoshi トウモロコシ = Ngô.

Takuan タクアン = Củ cải muối.

Kimuchi キムチ = Kim chi.

Tohgarashi 唐辛子 = Ớt.

Ika イカ = Mực.

Ebi エビ = Tôm.

Thịt heo làm xá xíu

Momo-niku モモ肉 = Thịt đùi.

Roosu ロース = Thịt vai. Còn gọi là 肩肉 kataniku.

Bara-niku バラ肉 = Thịt ba rọi.  


Posted by nhatban at 16:32Comments(0)専門言葉

2014/06/27

VĂN HÓA NHẬT VỚI BẠN TRẺ VIỆT

ẢNH HƯỞNG VĂN HÓA NHẬT TỚI BẠN TRẺ VIỆT
Không ào ào dữ dội như làn sóng văn hóa Hàn hoặc Mỹ, tiến vào Việt Nam tạo nên một trào lưu mạnh mẽ trong giới trẻ. Văn hóa Nhật Bản nhẹ nhàng đi vào lòng người Việt trẻ từ những điều giản dị nhỏ bé.

Văn hóa tạo hình từ giấy và cây cảnh

Bạn biết xếp hạc, ngôi sao, trái tim chứ? Vâng, bạn đang tiếp xúc với nên văn hóa lâu đời nhất của Nhật: nghệ thuật xếp giấy Origami. Ở Việt Nam, từ những ngày bé xíu khi học lớp 2, ta đã được dạy cho cách xếp hạc trong chính SGK. Một nét văn hóa Nhật nhỏ nhưng rất đặc trưng đã len lỏi cấy ghép vào tâm hồn người trẻ Việt từ ngày thơ ấu.



Văn hóa truyện tranh

Tuổi thơ của mỗi người đều gắn với những quyển truyện tranh Nhật Bản (manga). Những cái tên như Thủy Thủ Mặt Trăng, Doraemon, Ninja loạn thị, Nhóc Maruko, 7 viên ngọc rồng, Đường dẫn đến khung thành, Yaiba, Slamduck, Bác sĩ quái dị… dường như trở thành một phần không thể thiếu trong ký ức mỗi người.



Có thể nói Nhật Bản đã ghi điểm trên đất Việt trước nhất từ những quyển truyện tranh nội dung đơn giản nhưng đầy tính nhân văn, những nhân vật khiến bao người yêu mến, gần gũi như những người bạn thân.


Cosplay – sinh sau đẻ muộn nhưng rầm rộ xâm lăng


Cosplay – Cụm từ không còn xa lạ gì với giới trẻ, vốn là một từ tiếng Anh do người Nhật sáng tạo ra, viết tắt của “costume play”. Từ này chỉ việc người hâm mộ các nhân vật trong manga, anime, tokusatsu, truyện tranh sách, tiểu thuyết đồ họa, video games, và phim giả tưởng… ăn mặc hoặc có điệu bộ giống nhân vật mà mình yêu thích.



Từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh hay Hải Phòng, các cuộc thi cosplay đã và đang diễn ra ngày càng nhiều và chất lượng cũng ngày càng tăng, các shop may đồ cosplay và các nhóm cosplay lần lượt ra đời. Bên cạnh đó, cosplay cũng ít khi thiếu mặt trong 1 buổi hội chợ hay ngày lễ nào đó do các Otaku VN tổ chức. 

Cosplay đã thật sự trở thành một sân chơi lành mạnh của các bạn trẻ Việt Nam và là một cơ hội để trao đổi, học hỏi từ các bạn trẻ Nhật Bản. Tuy sinh sau đẻ muộn, nhưng phong trào Cosplay phát triển rầm rộ với tốc độ chóng mặt. Những lễ hội, những cuộc thi cosplay ngày càng được nâng cao chất lượng và có mặt ở cả 2 miền Nam Bắc, với Stylish Festival I & II, III tại Hà Nội, hay JOVP tại TPHCM và vừa qua là Active Expo tổ chức ở cả Hà Nội và TP HCM.

Âm nhạc – nét đẹp trầm lặng

Âm nhạc Nhật Bản không được phổ biến rầm rộ như nhạc Hàn ở Việt Nam tuy nền showbiz Nhật thật sự phát triển rất mạnh trên thế giới. Theo một bảng số liệu về quy mô các nền âm nhạc trên thế giới, Mỹ (tất nhiên) đứng đầu với tỉ lệ chia sẻ 25.4%, theo ngay sau là Nhật Bản với tỷ lệ 22%.

Theo một bảng số liệu về quy mô các nền âm nhạc trên thế giới, Mỹ (tất nhiên) đứng đầu với tỉ lệ chia sẻ 25.4%, theo ngay sau là Nhật Bản với tỷ lệ 22%.

Lý do nhạc Nhật chưa đi vào được lòng giới trẻ Việt vì chưa hợp khẩu vị và công tác quảng bá chưa thật sự ấn tượng. Những MV nhạc Nhật thường trầm lắng, sâu sắc, và khá buồn. Điều này khiến cho giới trẻ cảm giác ảm đạm và không được truyền cảm hứng.

Nhạc Nhật đi vào lòng giới trẻ Việt chủ yếu từ những bộ phim hoạt hình. Có lẽ rất nhiều bạn trẻ Việt Nam có thể nhẩm theo lời của bài hát Doraemon hoặc nằm lòng giai điệu của một bài hát bài đó của Nhật.

Nick fancyla cho biết: “Tớ cũng thích nhạc phim hoạt hình như Conan, Doraemon, Fancylala, Inuyasa, Sakura, đội trinh thám trường Clamp, Maruko.. , nhạc phim hoạt hình Nhật rất trong trẻo và đáng yêu.”

Các nhóm nhạc Nhật đình đám như Arashi, AKB48 vẫn có cộng đồng fan không nhỏ ở Việt Nam với lòng hâm mộ cuồng nhiệt không kém fan Hàn bhay fan US-UK

Ngôn ngữ Nhật- trào lưu mới

Có thể nói càng ngày càng có nhiều bạn trẻ chọn tiếng Nhật là ngôn ngữ thứ 3 thân thuộc, bên cạnh ngôn ngữ mẹ đẻ Tiếng Việt và ngôn ngữ buộc phải có Tiếng Anh. Có rất nhiều lý do để giới trẻ Việt kết tiếng Nhật như âm thanh nghe rất đáng yêu từ cách đọc cho đến phát âm, sự lạ lẫm của kiểu chữ Kanji tượng hình “khó nuốt”… Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của các công ty nhật tại Việt Nam là một động lực to lớn cho những người muốn đầu quân vào công ty Nhật hoặc yêu thích văn hóa và tinh thần của đất nước Hoa anh đào này qua các vụ thiên tai, thảm họa…

Dạo quanh các trường Nhật ngữ lớn tại TP Hồ Chí Minh có thể thấy cứ mỗi đợt khai giảng khóa mới thì số lượng học sinh, sinh viên đăng ký theo học khá đông, trong đó đông nhất vẫn là những lớp vỡ lòng. Ngọc Minh – sinh viên ĐHDL Văn Lang cho biết: “Mình học tiếng Nhật vì muốn sau này ra trường dễ kiếm được việc làm, vả lại từ trước mình cũng yêu thích ngôn ngữ này lắm”.

Điện ảnh Nhật – sâu sắc kén khán giả

Phim Nhật khá kén người xem nhưng đã xem và hiểu thì nhất định ghiền. Đó là nhận xét của cô bạn Khánh Viên (22t, HCM), một fan cứng của phim Nhật. Khánh Viên cho biết: “Phim Nhật gửi gắm trong đó khá nhiều ý nghĩa sâu sắc, tuy nhiên, nó được truyền tải nhẹ nhàng và với cách diễn xuất rất vui nhộn của các diễn viên. Phim Nhật thường kể về những bạn trẻ dám theo đuổi và thực hiện ước mơ của mình, rất chân thật và gần gũi. Coi phim Nhật phải thật kiên nhẫn vì tình tiết chậm.”

Nếu bạn thích những cảnh quay lung linh, lãng mạn hoặc một bộ phim mì ăn liền thì phim Nhật không thích hợp với bạn. Nhưng với sự sâu sắc đầy nhân văn của mình, phim Nhật đang dần được giới trẻ Việt rất yêu thích. Các diễn viên không bắt mắt như sao Hàn, nhưng càng xem bạn sẽ càng cảm nhận được nét đẹp, đến mức mê mẩn cả anh chàng/cô nàng đó từ khi nào không biết.

Ẩm thực Nhật – bắt mắt đến từng chi tiết

Không quá đậm đà về gia vị như các món ăn Ấn Độ hoặc hoành tráng về số lượng như món ăn Trung Quốc, ẩm thực Nhật hút hồn khách hàng ở sự trưng bày tinh tế, bắt mắt.

Lần đầu ăn món Nhật bạn sẽ cảm thấy lạt miệng, khó ăn, song ai đã vượt qua được “thử thách khẩu vị” này thì đều thấy say mê món Nhật. Những người đã từng tiếp xúc với ẩm thực Nhật đều thừa nhận, về hình thức món ăn Nhật xứng đáng dẫn đầu thế giới ẩm thực.

Món ăn Nhật có khả năng “níu kéo” thị giác rất cao. Ẩm thực Nhật nổi tiếng thế giới với những món Sushi, Sashimi, Tempura, các loại mì udon, soba… Chỉ riêng Sushi cũng đã có tới hàng trăm loại Sushi như Sushi ngô, Sushi trứng cua, Sushi quả bơ, Sushi cá ngừ,… Ước tính ở khu vực TP Hồ Chí Minh, đến nay, đã có gần 100 quán ăn, nhà hàng mang phong cách Nhật Bản. Lẩu băng chuyền Kichi Kichi, Tokyo Deli, sushi Bar, Sushi world… là những nhà hàng Nhật khá phổ biến trong cộng đồng giới trẻ.

Một món ăn nhật khác được giới trẻ ưa chuộng gần đây là cơm hộp Bento. Với những thủ thuật trang trí đơn giản nhưng rất dễ thương và nhiều màu sắc, cơm Bento Nhật ngay lập tức bỏ bùa giới trẻ, trở thành một món ăn xinh xắn tặng người yêu, mang đi làm, hoặc cho con mang đi học… các lớp dạy làm Bento cũng từ đó mà ầm ầm mở ra phục vụ cầu ngày càng tăng.

Bên cạnh các nhà hàng, Coffee theo phong cách Nhật Bản, maid coffee lấy mô hình cô hầu gái ngoan hiền cũng đổ bộ vào Việt Nam gây sốt một thời với hình ảnh các bạn nữ mặc đồng phục hầu gái hay thấy trong truyện tranh và phục vụ khách rất nhẹ nhàng tận tình.

Không ồn ã rần rần như một cuộc tổng tiến công, những nét văn hóa Nhật ăn sâu vào suy nghĩ người Việt Trẻ từ con hạc, tấm thiệp đến những món ăn tinh tế… thầm lặng nhưng dễ gây nghiện. Đó có phải là một nét đẹp của văn hóa Nhật trên đất Việt Nam. Rất nhẹ và rất sâu.

st   


Posted by nhatban at 16:32Comments(0)chia sẻ

2014/06/27

TẠI SAO CHỌN NHẬT ĐỂ DU HỌC

Điều chúng ta quan tâm khi đi du học Nhật Bản là gì? Đó chính là mội trường học tập, cơ sở giáo dục, nền văn hóa…Một đất nước phát triển như Nhật Bản luôn chú trọng đến mặt giáo dục- đó chính là nền tảng để phát triển đất nước. Và chúng ta, những du học sinh Việt Nam vì sao lại chọn Nhật Bản để học tập.

Nhật Bản có chất lượng giáo dục cao và môi trường nghiên cứu hoàn hảo

Một lý do khiến nhiều du học sinh lựa chọn Nhật Bản đó là vì Nhật Bản có một môi trường học tập lý tưởng, nơi bạn có thể học được những kiến thức, những kỹ thuật bậc cao nhất thế giới, những yếu tố đã mang lại sự phát triển thần kỳ cho Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Tại các cơ sở giáo dục như các trường đại học của Nhật Bản, bạn có thể nghiên cứu, học hỏi những kiến thức trong mọi lĩnh vực, kể từ công nghiệp điện tử đến văn học Nhật Bản, từ y học đến kinh doanh quốc tế.



Tỷ lệ học sinh sau khi học hết phổ thông trung học, chuyển lên học đại học của Nhật Bản rất cao, đạt khoảng 69,6% vào năm 2012 (theo thống kê của Bộ Khoa học Giáo dục Nhật Bản). Điều này cho thấy, Nhật Bản là một nước có môi trường giáo dục cao. Bên cạnh đó, bạn có thể nghiên cứu trong một môi trường được trang bị thật hoàn hảo. Phần lớn các trường đại học, các trường cao đẳng của Nhật Bản đều có trang bị đầy đủ máy móc, máy tính, thư viện để phục vụ học tập và nghiên cứu.

Nơi cung cấp cho bạn cơ hội tiếp cận với kỹ thuật và khoa học tiên tiến. Các trường đại học Nhật Bản đào tạo rất nhiều lĩnh vực chuyên môn. Dù trong lĩnh vực điện tử, văn hoá Nhật Bản hay quản trị kinh doanh quốc tế, sinh viên du học tại Nhật Bản đều có thể tìm thấy những chuyên ngành mà mình quan tâm. Dù có nhiều cách đánh giá khác nhau, các trường đại học hàng đầu của Nhật Bản hiện vẫn có chất lượng đào tạo cao tại châu Á.

Nền văn hoá đa dạng của Nhật Bản : là sự kết hợp hài hoà giữa văn hoá truyền thống và kỹ thuật tiên tiến hiện đại

Nền văn hoá, xã hội hiện nay của Nhật Bản là sự sự hoà nhập giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại, giữa phương Đông và phương Tây, giữa tự nhiên và nhân tạo. Ví dụ như cảnh một ngôi chùa cổ kính đứng cạnh một toà nhà cao tầng cũng không phải là hiếm gặp ở Nhật Bản.



Sự tương đồng trong văn hoá Nhật Bản và Việt Nam giúp bạn nhanh chóng hoà nhập, trong khi sự khác biệt cho bạn một cái nhìn mới mẻ. Việc tiếp cận và học hỏi từ văn hoá và con người Nhật Bản sẽ mang lại nhiều cơ hội cho bạn trong việc làm sau khi du học.

Ngoài ra, Nhật Bản còn là một nước vô cùng tươi đẹp với tự nhiên đa dạng, phong phú, thay đổi theo địa hình khu vực, thay đổi theo bốn mùa xuân, hạ, thu, đông…..Những vần thơ Haiku luôn ẩn chứa những vẻ đẹp tinh tuý của bốn mùa chính là một nét văn hoá độc đáo của Nhật Bản. Những ngày lễ hội, những loại hình nghệ thuật truyền thống hết sức đa dạng cũng chính là những sản phẩm của tự nhiên và địa hình phong phú.

Trong số nhiều bạn đã tới Nhật Bản, chắc hẳn có không ít bạn thích onsen (suối nước nóng), nhiều bạn biết tới nhạc trẻ, phim, nghệ thuật làm móng tay…của Nhật Bản. Còn các bạn chưa tới Nhật bao giờ, chắc nhiều bạn cũng muốn tìm hiểu văn hoá Nhật Bản như những món ăn được làm rất tinh tế và đẹp mắt mà người ta gọi là ăn bằng mắt và ăn bằng lưỡi, như kimono, nghệ thuật trà đạo, cắm hoa, hoặc quan tâm đến những loại hình thể thao truyền thống như judo, kendo,…

Nhật Bản còn rất nhiều, rất nhiều điều hấp dẫn bạn. Trong những ngày học tập và nghiên cứu ở Nhật Bản, bên cạnh những thành quả trong học tập và nghiên cứu, các bạn còn có được một chuyến du học với nhiều điều thú vị, khám phá nhiều điều hấp dẫn trong đời sống xã hội Nhật Bản.

  


Posted by nhatban at 13:15Comments(1)chia sẻ

2014/06/26

Việc cần làm khi đến Nhật

1. Các thủ tục đăng ký cần thiết:

- Làm Thẻ Ngoại kiều: sau khi đến Nhật, trong vòng 90 ngày, bạn phải đến Văn phòng quận nơi bạn đang sống để đăng ký làm

. Sau khi có Thẻ Ngoại kiều, bạn luôn phải mang theo trong người thay cho hộ chiếu.

- Đăng ký bảo hiểm y tế: bạn cần phải đăng ký bảo hiểm y tế phòng khi ốm đau, bệnh tật.

- Mở tài khoản: để mở tài khoản ở ngân hàng hoặc bưu điện, bạn cần phải xuất trình hộ chiếu, thẻ ngoại kiều. Người Nhật thường sử dụng dấu, nhưng người nước ngoài có thể dùng chữ ký thay dấu.

2. Liên quan đến cuộc sống:

- Điện thoại: Ở các gia đình Nhật Bản, để đăng ký số điện thoại, thông thường phải mua Quyền thamgia mạng điện thoại (denwa kanyu ken) của NTT, mà chi phí này khá đắt. Ở các Phòng Phúc lợi (Seikyo hay Coop) các trường đại học có thể có những chế độ mua Quyền tham gia mạng điện thoại dưới hình thức trả góp hằng tháng.

Ngoài ra, gần đây có rất nhiều sinh viên sử dụng điện thoại di động. Tuỳ theo hãng điện thoại di động mà chi phí có khác nhau, và một số hãng còn có giảm giá cho sinh viên. Bạn nên tham khảo chi phí của một vài hãng rồi quyết định ký hợp đồng với hãng điện thoại di động nào.

- Điện, nước: thông thường tiền điện, nước không nằm trong tiền nhà, và bạn phải ký hợp đồng sử dụng điện nước riêng với hợp đồng thuê nhà. Chủ nhà sẽ hướng dẫn cho bạn nơi bạn phải ký hợp đồng điện nước.

- Chăn, nệm, bát đĩa, đồ dùng nhà bếp: nhìn chung các ký túc xá, nhà thuêở Nhật không trang bị đồ dùng trong gia đình. Giường (một số ký túc có, một số không), chăn, nệm, tủ lạnh, lò viba, tivi,…có thể mua khá rẻ tại các cửa hàng giảm giá, hoặc có thể được rao bán trên các bảng thông báo của trường,…

- Máy giặt: ở các nhà thuê ở Nhật cũng không trang bị máy giặt. Vì vậy, bạn có thể dùng máy giặt công cộng dùng tiền xu, hoặc mua máy giặt cho riêng mình  


Posted by nhatban at 10:57Comments(1)chia sẻ

2014/06/23

CHỌN TRƯỜNG NHẬT NGỮ TỐT

Thông thường, khi đi du học ở một nước nào đó, du học sinh thường nhận được được Giấy phép nhập học từ trường mà du học sinh dự định học tập trước khi du học sinh rời đất nước. Du học Nhật Bản cũng vậy, việc được một trường đại học nào đó chấp thuận trước khi sang Nhật là một điều lý tưởng.

Chính vì vậy, từ năm 2002, Nhật Bản đã bắt đầu tổ chức “Kỳ thi Du học Nhật Bản” tại nước ngoài nhằm cấp Giấy phép nhập học cho du học sinh trước khi sang Nhật. Thí sinh đang ở nước ngoài không phải sang Nhật để dự Kỳ thi nhập học vào trường, chỉ cần dự Kỳ thi du hoc Nhật bản tổ chức ở nước mình, rồi thông báo kết quả cho trường đại học mà thí sinh dự tuyển. Các trường đại học sẽ căn cứ vào kết quả cùng với một số hồ sơ khác như kết quả học phổ thông của thí sinh để xét đỗ trượt, rồi gửi Giấy phép nhập học cho thí sinh.



Tuy nhiên, phần lớn du học sinh vì chưa đủ trình độ Nhật ngữ nên sau khi đến Nhật thường học khoảng 1-2 năm tiếng Nhật tại trường Nhật ngữ sau đó mới thi vào đại học hoặc cao học. Vì vậy việc lựa chọn một trường Nhật ngữ tốt là điều vô cùng quan trọng đối với những ai có ý định du học Nhật Bản.

Để lựa chọn được một trường Nhật ngữ phù hợp, bạn phải căn cứ vào những điều kiện sau đây:

(1) Nội dung khoá học: nội dung khoá học có phù hợp với mục đích du học của bạn không? đó là khoá học Nhật ngữ nói chung hay khoá học chuẩn bị thi vào đại học, cao học, nhập học vào tháng mấy, thời gian học bao lâu ?

(2) Phân lớp theo trình độ: trường có tiến hành phân lớp theo trình độ của mỗi học viên hay không? Có thi phân lớp không ?

(3) Việc ôn thi vào đại học: có những giờ dạy ôn thi những môn cơ bản như toán, lý, hoá, sinh, lịch sử thế giới để chuẩn bị thi vào đại học hay không ?

(4) Ký túc xá: trường có ký túc xá dành cho du học sinh hay không? Nếu không có, trường có giới thiệu nhà cho du học sinh không ?

(5) Chế độ tư vấn, hỗ trợ thông tin : trường có chế độ tư vấn, cung cấp thông tin cho những du học sinh có dự định thi vào đại học hay cao học hay không ?

(6) Sau khi tốt nghiệp khoá Nhật ngữ, du học sinh thường vào học ở những trường đại học như thế nào ?  


Posted by nhatban at 12:53Comments(2)chia sẻ

2014/06/23

Ý nghĩa các tháng của Nhật

Thú vị với những tên gọi trong tháng của người Nhật

Người Nhật luôn có những nét đẹp cổ truyền được gìn giữ từ xưa đến nay, từ các lễ hội cho đến những phong tục tập quán, tên gọi các tháng trong năm cũng là một ấn tượng mang nhiều ý nghĩa rất thú vị.

Tháng Một, ai cũng biết là Ichigatsu (1月), nhưng còn một cách gọi khác nữa là Mutsuki (睦月- Hòa Nguyệt). Có nhiều thuyết giải thích cho tên gọi này, nhưng thuyết phục nhất vì đó là tháng đầu năm, mọi người trong gia đình tụ tập lại tiệc tùng ăn uống (Tết mà), ai cũng cố gắng vui vẻ, đối xử hòa nhã với nhau. Nên tháng này được người Nhật xưa đặt cho tên Hòa Nguyệt. Ngoài ra còn có thuyết khác là do biến âm của từ 実月 -Thực Nguyệt, là tháng bắt đầu ngâm hạt giống vào nước chuẩn bị gieo, và được đọc thànhMutsuki(稲の実を初めて水に浸す月で、「実月」(むつき)が転じたとする説。). Lại có thuyết khác cho rằng Mutsuki là một cách đọc biến âm của từ Mototsuki 元月 – Nguyên Nguyệt, tức tháng đầu tiên của năm.



Tháng hai, ở Nhật thường là tháng lạnh nhất trong năm, nên phải mặc thêm nhiều áo ấm, bởi vậy nó có tên nữa là Kisaragi . Viết là 如月- Như Nguyệt, nhưng do đọc là Kisaragi – 衣更着(きさらぎ)(Y CANH TRƯỚC), tức mặc thêm quần áo, nên cách giải thích này được nhiều người chấp nhận. Lại có cách giải thích của những người gắn bó với các hiện tượng tự nhiên rằng, tháng Hai, khí mặt trời bắt đầu xuất hiện, cỏ cây cũng sửa soạn vươn cao, chuẩn bị đâm chồi nảy lộc, tiếng Nhật là 草木張月(くさきはりづき)(THẢO MỘC TRƯƠNG NGUYỆT), rồi được biến âm thành Kusaragi. Người khác thích chim chóc lại nói đó là do từ tháng Tám chim Nhạn, tháng Hai chim Yến bay về nên gọi là hiện tượng Trùng Lai, 来更来(きさらぎ)(LAI CANH LAI).



Tháng ba, “mùa con ong đi lấy mật”… Sangatsu(3月), tiết xuân ấm áp tràn về nên cỏ cây tưng bừng hân hoan chào đón, hé nở những lộc xuân, những chồi non xanh mơn mởn. Bởi vậy mà tháng Ba còn được gọi là Yayoi 弥生(やよい)- DI SINH – tức tất cả vạn vật trong đất trời bắt đầu cuộc sống mới. Đặc biệt ở Nhật, đây là thời điểm chuyển mốc một năm rất đáng nhớ. Là tháng cuối cùng của kỳ nghỉ Xuân, trường học bắt đầu từ tháng Tư, năm tài chính của Nhật cũng kết thúc vào tháng Ba, và bắt đầu vào tháng Tư, nên chuẩn bị cho năm học mới, cho năm tài chính mới ai ai cũng tất bật. Người thì lo chuyển nhà vì con chuyển trường, bố mẹ chuyển chỗ làm, các cô cậu Tú đậu đại học, sinh viên tốt nghiệp chuẩn bị đi làm…



Tháng tư, tiết trời ấm dần lên, gió thổi mang theo hương mùa xuân. Mọi người có thể quên đi chiếc áo khoác dày, thay vào đó những bộ nhẹ nhàng hơn. Tháng này cùng với tâm trạng nô nức mùa tựu trường, khắp nơi bừng lên một màu mới, người ta háo hức với mùa đi ngắm hoa. Trước đó, những cành cây nhìn từ xa vẫn khẳng khiu, đen đủi xấu xí, nhưng thực ra đã ôm đầy nụ, ngầm chuẩn bị, chỉ cần đợi tới tháng Tư là tưng bừng khoe sắc. Đặc biệt tháng này có hoa Anh Đào, nhưng không hiểu sao tháng Tư không gọi tên hoa này là lại được đặt tên một loài hoa khác, bình dị hơn, kín đáo hơn, hoa Unohana – 卯の花(うのはな). Uzuki – 卯月(うづき) là chữ viết tắt của 卯の花月, âm Hán Việt là MÃO NGUYỆT. Tháng Tư cũng là tháng vô cùng đẹp – tháng của mùa tựu trường, mùa Anh Đào và muôn vàn loài hoa khác thi nhau khoe sắc.



Tháng năm, mang tên một loài hoa rực rỡ nhưng bình dị và gần gũi, Hoa Thạch Nam Hồng, là Satsuki 皐月(さつき)- CAO NGUYỆT. Tên gọi Satsuki này cũng bắt nguồn từ nông nghiệp. Tháng Năm là tháng cấy trồng ở Nhật, tiếng Nhật là Sanaetsuki – 早苗月(さなへつき), và được giản lược thành Satsuki. Tháng Năm âm lịch thường là tháng 6, tháng 7 dương lịch – mùa mưa ở Nhật, nên tên gọi này cũng giải thích cho tại sao ngưởi Nhật gọi những ngày nắng đẹp trong mùa mưa là Satsukibare 五月晴れ(さつきばれ), vốn nghĩa là những ngày nắng đẹp trong tháng Năm âm lịch.



Tháng sáu, được gọi là Minaduki 水無月(みなづき)- THỦY VÔ NGUYỆT. Chỉ cần nhìn chữ Hán là biết nghĩa từ này, nên nhiều người cho rằng sỡ dĩ có tên như vậy là do tháng này mùa mưa kết thúc, nên nước không còn nữa. Tuy nhiên, ngược lại có một cách giải thích khác có cơ sở hơn, đó là vụ mùa đã xong, đến lúc phải dẫn thủy nhập điền, tức là Mizuharizuki「水張月(みづはりづき)」rồi được giản lược lại thành Minazuki (水月(みなづき). Và tháng Sáu này cùng với tháng Tám hàng năm là 2 tháng không có ngày Quốc lễ của Nhật, dù rằng tháng Tám có lễ Obon, nhưng nó không được vào danh sách những ngày Quốc lễ.



Tháng bảy, tháng có lễ Tanabata dành cho các em bé gái. Vào những ngày này, các gia đình thường viết những điều mong ước cho con cái của mình vào một mảnh vài nhỏ hình chữ nhật rồi treo ra ngoài cho phơi sương phơi gió ngày đêm. Xuất phát từ phong tục này mà tháng Bẩy được gọi là Fumizuki -文月(ふみづき、ふづき)- VĂN NGUYỆT. Nhưng cũng có nơi cho rằng vì lễ Tanabata này không khởi nguồn từ Nhật. Và từ Fumizuki bắt nguồn từ hiện tượng cây lúa bắt đầu trổ đồng vào tháng 7 (Ine no ho ga fumu tsuki), nên gọi đó là tháng Fumizuki.



Tháng tám, mùa thu, lá rơi vàng trước ngõ… nên được mang tên là Hazuki- 葉月 (DIỆP NGUYỆT), rút ngắn lại của từ Haochizuki – 葉落ち月. Ngoài ra còn có nhiều cách giải thích khác như là tháng lúa trổ bông, là thời điểm chim nhạn bay về…



Tháng chín, ngày bắt đầu ngắn lại, đêm bắt đầu dài ra, và thế là người ta đặt cho nó cái tên là TRƯỜNG NGUYỆT – Nagatsuki 長月 , viết ngắn của từ DẠ TRƯỜNG NGUYỆT – Yonagatsuki夜長月, tức tháng đêm dài.



Tháng mười, được gọi là Kannazuki, hay Kaminashizuki, và chữ Hán viết phiên âm cho tên gọi này lại mang ý nghĩa là tháng không có vị thần nào ở nhà, hay tháng các vị thần đi vắng hết - 神無月(かんなづき、かみなしづき) (THÀN VÔ NGUYỆT), nên người Nhật cho rằng tháng này bắt nguồn từ truyền thuyết các vị thần trên cả nước đi tới ngôi đền có tên Izumo Taisha để họp, ngôi đền này thuộc tỉnh Shimane ở vùng Chuugoku bây giờ. Do vậy mà tháng này có tên là tháng các vị thần vắng mặt.



Tháng mười một, khí trời bắt đầu lạnh, sương rơi xuống nhiều, nên được gọi là Shimotsuki 霜月(しもつき)



Tháng mười hai, hay còn có tên là Shiwasu ー師走 (SƯ TẨU). Tên này bắt nguồn từ việc các nhà sư để được thăng cấp phải đi tới khắp nơi trên đất nước trong tháng này. Hay nó còn có ý rằng các nhà sư càng đi lại càng bận rộn hơn. Ngoài ra còn có cách giải thích rằng đây là tháng cuối năm, nghĩa là 1 năm sắp trôi qua trọn vẹn (年が果てる)mà đọc thành Toshihatsu (年果つ), rồi được đọc chệch sang Shiwasu.



Sự thú vị trong tên gọi khác của các tháng trong năm, đã giúp chúng ta hiểu thêm được một nét đẹp nữa của người Nhật. Một khám phá mới mẻ dành cho các bạn du học sinh đang sinh sống và học tâp tại Nhật, các bạn có thêm được một cái mới để có thể chia sẻ với mọi người về những nét thú vị này.


  


Posted by nhatban at 12:53Comments(1)月の言葉

2014/06/20

Thành ngữ Nhật Bản

Đây là những câu ngắn chứa đựng một tri thức, một triết lý, ... nào đó
成句 Seiku (THÀNH CÚ), tiếng Anh: Idiom, (tiếng Việt tạm dịch là thành ngữ)
Một cách nói từ xưa đã thành quen thuộc
慣用語 Kanyougo (QUÁN DỤNG NGỮ), tiếng Anh: Idiom, phrase, (tiếng Việt tạm dịch là quán ngữ) cách nói quen thuộc
Ngạn ngữ và thành ngữ hay bị dùng lẫn với nhau và thực tế cũng không dễ phân biệt. Thành ngữ và quán ngữ cũng khó phân biệt với nhau. Phân ra để các bạn có thể dễ hình dung và hệ thống hóa, chứ một câu có thể vừa xếp vào ngạn ngữ, vừa xếp vào thành ngữ được. Ở đây, mình chỉ giới thiệu với các bạn về Kotowaza trong tiếng Nhật.

1. 失敗は成功のもと(しっぱいはせいこうのもと)
失敗(しっぱい):Thất bại
成功(せいこう): Thành công
もと: Nguồn gốc
Nghĩa đen câu này là "Thất bại là nguồn gốc của sự thành công”. Tương tự với câu “Thất bại là mẹ của thành công” trong thành ngữ Việt Nam.



2. 人生山あり谷あり(じんせいやまありたにあり)
人生(じんせい): Đời người
山(やま): Ngọn núi
谷(たに): Thung lũng
あり= あり : Có
Nghĩa đen câu này là "Đời người có cả núi và thung lũng”. Tương tự với câu “Sông có khúc, người có lúc”, “Lúc lên voi, lúc xuống chó”… trong thành ngữ Việt Nam.
  


Posted by nhatban at 13:39Comments(1)Thành ngữ

2014/06/18

Du học Nhật Bản

Những khó khăn khi đi du học Nhật Bản

Khó khăn lớn nhất phải kể đến đối với du học Nhật Bản, một nơi đắt đỏ nhất thế giới là chi phí cao. Những sinh viên nhận được học bổng trọn gói trước khi du học thì có thể yên tâm do mức học bổng của chính phủ Nhật hay các tổ chức tư nhân nói chung đều bao gồm học phí và sinh hoạt phí ở mức có thể đủ để trang trải cho một cuộc sống tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, những sinh viên du học tự túc mà không nhận được sự hỗ trợ kinh tế nào sẽ phải xây dựng một kế hoạch tài chính cụ thể để có thể theo học đến cùng. Việc làm thêm chính là cứu cánh cho những bạn có hoàn cảnh kinh tế gia đình không mấy khá giả. Tuy nhiên, theo Việt-SSE, các bạn không nên đè nặng vấn đề làm thêm quá, mà nên giữ mục đích chính khi quyết định đi du học Nhật Bản là học tập tốt.

Để giúp các bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về du học Nhật Bản, Việt-SSE xin nêu ra những khó khăn mà hầu hết các du học sinh phải trải qua khi đi học tại xứ sở hoa anh đào, như sau:

Về vấn đề học phí:
– Học phí của các trường đại học quốc lập không phân biệt theo ngành học, do Chính phủ quy định và bằng 60% mức học phí trung bình của các trường tư lập. Tại các trường tư lập, mức học phí khác nhau theo trường và ngành học. Ngoài tiền học phí, trong năm đầu tiên, sinh viên còn phải trả một khoản tiền nhập học trung bình vào khoảng 280.000 yên.



– Học phí của các trường trung cấp rất khác nhau, tùy theo ngành học. Nhìn chung,không có sự khác biệt quá lớn với các trường đại học. Tại các trường tư lập, mức chi phí cho năm thứ nhất thường từ 981.000 yên (ngành gia chánh) đến 1.388.400 yên (ngành kỹ thuật y tế).

- Chi phí sinh hoạt tại các thành phố lớn như Tokyo, Osaka là rất cao trong khi tại các địa phương có thể thấp hơn và cuộc sống cũng thoải mái hơn. Ngoài những chi phí này, nếu bạn phải tự lo toàn bộ sinh hoạt, chi phí để ổn định cuộc sống ban đầu tại Tokyo bao gồm thuê nhà, mua sắm nội thất… là khoảng 300.000 yên.

Về vấn đề ngôn ngữ:


- Một khó khăn thứ hai là rào cản ngôn ngữ. Tiếng Anh khá thông dụng tại bậc sau đại học nhưng ở bậc đại học, trừ một số chương trình quốc tế, các bài giảng và tài liệu đều dùng tiếng Nhật. Ngoài ra, tiếng Nhật còn được dùng ở hầu hết các hội thảo khoa học và các tạp chí trong nước. Tiếng Nhật cũng sẽ cần thiết cho bạn trong đời sống sinh hoạt do khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ của người Nhật không cao. Mặc dù vốn từ Hán Việt có thể giúp chúng ta nắm bắt nhanh hơn hệ thống ký tự Kanji và từ vựng, nhưng tiếng Nhật vẫn là một ngoại ngữ khó học đối với người Việt. Để có thể nhanh chóng hoà đồng và bắt nhập với cuộc sống học tập tại Nhật Bản, bạn cần nỗ lực để tự chuẩn bị vốn tiếng Nhật cho mình.

– Những sinh viên theo học các khoá học quốc tế sau đại học sẽ học ngay vào chương trình thạc sĩ hoặc tiến sĩ bằng tiếng Anh nên môi trường và điều kiện học tiếng Nhật là rất hạn chế. Những sinh viên bậc học này nhưng có thời gian một năm làm nghiên cứu sinh, có thể tham dự các khoá học tiếng Nhật ngắn hạn và nếu kiên trì, có thể đạt tới trình độ giao tiếp được bằng tiếng Nhật trong sinh hoạt hàng ngày.

- Với sinh viên bậc đại học thì ngoại trừ một số ít các khoá học quốc tế, đều phải học tiếng Nhật tập trung trong thời gian một năm tại các khoá dự bị đại học. Sinh viên cao đẳng và trung cấp cũng phải theo các khoá học tương tự. Trường hợp bạn muốn tự chuẩn bị tiếng Nhật tại Việt Nam thì phải tiến hành rất sớm và thử sức qua kỳ thi năng lực tiếng Nhật tổ chức hàng năm. Nói chung, bạn phải đạt được chứng chỉ tiếng Nhật cấp 1 mới có thể đảm bảo tiếp thu được nội dung học tại các trường đại học và cao đẳng.

Về vấn đề thủ tục

Những yêu cầu về du hoc Nhật Bản đã được nới lỏng trong vòng khoảng 5 năm trở lại đây để tạo điều kiện dễ dàng hơn cho du học sinh, nhưng vẫn còn rắc rối. Những thủ tục phải làm khi sinh hoạt và học tập tại Nhật Bản cũng gây không ít phiền phức cho các du học sinh. Cho đến nay, Nhật Bản vẫn chưa có được một chính sách đồng bộ và cởi mở để tiếp nhận du học sinh. Những khó khăn trong điều kiện tiếp nhận làm số trường đại học tích cực trong việc thu hút sinh viên quốc tế chưa nhiều. Việc thiếu thông tin và các cơ sở cung cấp dịch vụ du học cũng làm cho du học Nhật Bản trở nên càng khó tiếp cận đối với sinh viên Việt Nam.

Việt-SSE (tổng hợp)
  


Posted by nhatban at 11:04Comments(1)chia sẻ

2014/06/17

Tiếng lóng của khách sạn

Tiếng lóng của nhân viên khách sạn Nhật dành cho ai?

Nếu ai từng có thời gian làm việc tại siêu thị Nhật Bản không thấy bất ngờ nếu nghe được một thông báo phát ra từ loa phóng thanh “mã 19” (tức là đã tới giờ thưởng thức một tách trà tại phòng nhân viên). Tương tự như vậy, nhiều nhân viên ngành dịch vụ đã tự sáng tạo ra những tiếng lóng sử dụng để giao tiếp với nhau mà không để khách hàng biết quá nhiều về điều gì đang diễn ra.

Tuy nhiên, nhờ vào danh sách những từ khóa bí mật mà nhân viên khách sạn Nhật hay sử dụng, lần tới nếu ai có dịp nghỉ ở một khách sạn Nhật, người đó hoàn toàn có thể hóng xem nhân viên khách sạn đang nói chuyện tầm phào nào. Obake, nō-shō, aidoru taimu, chirashi, donden, and sukippā có nghĩa là gì trong ngành khách sạn?



Từ thú vị và gợi lên ma quỷ phải kể đến:

1. Bóng ma “obake“

Một vị khách hàng xuất hiện tại khách sạn và khẳng định rằng mình đã đặt phòng, song trên thực tế vị khách này chưa đặt. Bóng ma có thể thử vận may một chút; hoặc vị khách đó có thể thực sự đã đặt phòng, nhưng tới nhầm địa chỉ mà thôi.

▼ Một vị khách không đặt phòng có lẽ là bóng ma láu cá nhất.

2. Khách không đến “no-shou“

Đối lập với bóng ma là khách đã đặt phòng nhưng rốt cuộc không tới. Đây là một từ mượn của Tiếng Anh. Một vị khách bóng ma xuất hiện và ngẫu nhiên có phòng trống được gọi là “go-shou” trong Tiếng Nhật.

3. Thời gian tiêu khiển “aidoru-taimu“

Thời gian ăn không ngồi rồi. Nghe giống như trường hợp Mã 19 đã đề cập tới ở trên. Trong Tiếng Anh, sự khác biệt trong đánh vần giúp mọi người phân biệt được giữa 2 từ “idol” (thần tượng) và “idle” (tiêu khiển). Không may mắn mặc dù Tiếng Nhật có hệ thống ngữ âm đơn giản. Thật tội nghiệp cho những người nghĩ tới những ca sỹ trẻ và dễ thương trong những trang phục thiếu vải tới để giải khuây họ trong suốt “thời gian tiêu khiển” hay “idol time”

4. “Chirashi”

Những chiếc bàn nhỏ được bố trí xung quanh một chiếc bàn lớn trong một bữa tiệc buffet, thường sử dụng để các chiếc ly và bộ bát đĩa ăn. Nhiều người nghĩ rằng chiraishi có nghĩa là tờ rơi. Đúng vậy, “chirashi” (散らし) có nghĩa là phân tán mọi thứ: trong trường hợp này, những chiếc bàn nhỏ được đặt rải rác khắp căn phòng. Giống như những tờ rơi bị bay đi trong gió nếu nhân viên lười lao động đặt chúng xuống thay vì phân phát cho mọi người.

5. “Donden”

Khi một bữa tiệc kết thúc, nhân viên khách sạn có nhiệm vụ dọn phòng và chuẩn bị sẵn sàng cho lượt đặt phòng tiếp theo.

Từ phát âm vui tai này (thử phát âm thật to nhiều lần) có nguồn gốc từ dondengaeshi, một nút thắt đặc trưng của cốt truyện tạo ra kết thúc bất ngờ của vợ kịch kabuki. Tại những sảnh tổ chức tiệc cưới hoặc trong thời gian tiệc tùng cuối năm, nhiều nhóm sẽ liên tục luân phiên sử dụng sảnh yến tiệc, bởi vậy, nhiên viên khách sạn nhanh chóng đón và tiễn khách càng nhanh càng tốt.

6. “Aisu peiru”

Khi một sản phẩm nước ngoài được ra mắt tại Nhật Bản, thay vì sử dụng từ kanji, từ gốc thường cũng được nhập khẩu (mặc dù phát âm tiếng nhật có thể gây khó hiểu cho những ai không biết nói tiếng nhật). Vì nhiều lý do, người Nhật đã phát âm từ “aisu peiru” phức tạp hơn và nhìn chung hay hơn khi gọi một xô đá là một “ice pail”. Từ “xô” trên thực tế không có nghĩa rộng nào hay hơn cả.



7. Kẻ trốn thanh toán “sukippā”

Vị khách lẻn đi ngay buổi sáng mà chưa thanh toán tiền phòng khách sạn gọi là “sukippā”. Nhân viên khách sạn Nhật sử dụng một từ mượn tiếng Anh hữu ích khác để ám chỉ tên vô lại hèn nhát trốn đi mà thậm chí không nói lời tạm biệt với những người bạn họ làm quen tại quầy tiếp tân, chưa kể đến trả lại chìa khóa phòng và thanh toán tiền phòng khách sạn.

ionovietnam.com
Theo Rocketnews24.com

  


Posted by nhatban at 10:21Comments(5)専門言葉

2014/06/16

Chi phí du học Nhật

Những bạn có mong muốn du học Nhật, chắc chắn sẽ luôn tự hỏi: Du học Nhật mất khoảng bao nhiêu chi phí. Các chi phí cho một hồ sơ đi du học bao gồm: Thủ tục hồ sơ du học, học phí tiếng Nhật tại Việt Nam và chi phí khi đến Nhật Bản... Dưới đây là phần trình bày cụ thể và rõ ràng nhất về từng vấn đề một.



1. Thủ tục hồ sơ du học:

Nhật bản Từ năm 2008, con đường du học Nhật Bản đã rộng mở với các bạn trẻ Việt. Để hoàn tất hồ sơ du học Nhật Bản, các du học sinh cần chứng minh:

- Học lực: tối thiểu tốt nghiệp PTTH

- Năng lực tiếng Nhật hiện tại:

+ Nếu đã tốt nghiệp PTTH: cần có bằng Năng lực Nhật Ngữ tương đương N5

+ Nếu đã tốt nghiệp Cao Đẳng, Đại học: cần có Giấy chứng nhận đang học tiếng Nhật tại một trường hoặc trung tâm Nhật Ngữ.

- Khả năng tài chính: có người bảo lãnh về mặt tài chính và đảm bảo đủ chi phí để du học trong vòng một năm trở lên.

Lapis sẽ giúp bạn tư vấn những thông tin cần thiết hoàn toàn miễn phí để bạn hoàn thành bộ hồ sơ du học của mình.

Chi phí cho quy trình làm thủ tục du học Nhật Bản bao gồm:

- Phí dịch thuật hồ sơ

- Phí nộp hồ sơ cho Sở Nhập Cảnh Nhật Bản

2. Học phí tiếng Nhật tại Việt Nam:

Chắc hẳn các bạn sẽ ngạc nhiên và tự hỏi “Tại sao cần phải học tiếng Nhật tại Việt Nam trước khi đi du học Nhật Bản?”. Câu trả lời rất đơn giản: bởi vì khi sang Nhật, ngoài giờ học ở trường (thường là buổi sáng hoặc buổi chiều) thì các bạn sẽ phải tự làm mọi việc trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, dù rằng Nhật Bản là một đất nước hiện đại và an toàn, nhưng việc không biết tiếng Nhật căn bản cũng sẽ gây cho bạn không ít khó khăn trong thời gian đầu đến Nhật. Do đó, Sở Nhập Cảnh Nhật Bản yêu cầu tất cả các lưu học sinh trước khi đến Nhật đều phải hoàn thành chương trình tiếng Nhật sơ cấp. Điều này sẽ được chứng minh thông qua bằng Năng lực tiếng Nhật (kỳ thì JLPT hoặc NAT TEST) tương đương N4 hoặc giấy chứng nhận học tiếng Nhật từ 150 giờ trở lên của các trường hoặc trung tâm Nhật Ngữ có uy tín.

Như vậy, bạn cần trang bị cho mình khóa học tiếng Nhật cấp tốc tại Việt Nam trong khoảng từ 6 tháng đến 1 năm. Học phí này sẽ thay đổi tùy theo trường hay trung tâm Nhật Ngữ, thường dao động từ 1.000.000 VND đến 2.500.000 VND/tháng.

3. Chi phí khi đến Nhật Bản:

Sau khi nhận được Giấy cho phép nhập cảnh vào Nhật Bản của Sở Nhập Cảnh, các bạn sẽ tiến hành những thủ tục chuyển khoản học phí cho trường bên Nhật. Học phí một năm học tiếng Nhật tại Học viện Ngôn Ngữ Meros được xác nhận là rẻ hơn nhiều so với các trường tiếng khác ở thủ đô Tokyo. Tiếp đến, các bạn cần chuẩn bị chi phí sinh hoạt (bao gồm tiền KTX, ăn uống, đi lại, chi tiêu lặt vặt) từ 550 USD ~ 600 USD/tháng. Thông thường, từ tháng thứ ba trở đi, các du học sinh đều có thể kiếm được việc làm thêm với thu nhập đủ để trang trải chi phí sinh hoạt.

Nếu bạn có nguyện vọng du học Nhật Bản để mở rộng kiến thức và gia đình có thể trang trải được những chi phí trên, thì chọn Nhật bản chi phí sẽ rẻ hơn so với các nước Châu Âu và Châu Mỹ  


Posted by nhatban at 11:32Comments(1)chia sẻ

2014/06/16

動物



Cùng học từ vựng về những con thú nha
Bạn thích con nào...  


Posted by nhatban at 11:31Comments(0)専門言葉