2014/07/02

THUẬT NGỮ RAMEN CỦA NHẬT - 1

Ramen có nguồn gốc từ Trung Quốc, tại Nhật Bản loại mì này thường được gọi là Chuuka Soba (mì Trung Quốc). Người Nhật bắt đầu ăn loại mì này vào năm 1910, đây là khoảng thời gian ẩm thực Trung Quốc gây được sự chú ý đối với nhiều người. Dựa trên các nguyên liệu của mình, họ đã kết hợp với hương vị và khẩu vị ăn của từng vùng miền để tạo nên món ăn rất riêng.

THUẬT NGỮ RAMEN CỦA NHẬT - 1

Raamen / Ramenラーメン. Mì Nhật ramen.

Ramen = Mì (men) + Nước lèo (dashi) + Nước cốt (tare) + Xá xíu (chaashuu, thịt hầm ngâm nước tương)

Có thể thêm các thức ăn kèm phụ theo như rau, tảo gia công nori,… cũng như các loại dầu mỡ (mỡ heo, dầu mè,…).

Các loại mì ramen Nhật

Shouyu raamen 醤油ラーメン = Mì Nhật tương dầu shoyu

Shio raamen 塩ラーメン = Mì Nhật dùng muối (shio), đặc điểm là vị của nguyên liệu nổi bật do dùng muối chỉnh vị.

Miso raamen 味噌ラーメン = Mì Nhật tương đậu nành miso.

Phân loại theo nước lèo:

Tonkotsu raamen 豚骨ラーメン = Mì Nhật xương heo

Tonkotsu shouyu raamen 豚骨醤油ラーメン = Mì Nhật xương heo nước tương

Gyokaikei raamen 魚介系ラーメン = Mì Nhật hải sản

Men 麺. Sợi mì.

Chuuka-soba, shina-soba, nankin-soba

中華そば、支那そば・南京そば. Tên gọi khác của mì raamen. Đây là tên gọi vì mì này có nguồn gốc từ China nhưng đã được điều chỉnh cho phù hợp khẩu vị của người Nhật và đã thành món ăn của Nhật.

Chuukamen : 中華麺. Sợi mì Tàu. Dùng trong mì Nhật ramen và một số loại mì khác.

Dashi

出汁、ダシ. Nước hầm (hầm xương gà, xương heo hay các loại rau củ quả hay hải sản).

“Dashi” được làm bằng cách hầm xương gà hay xương heo hay hỗn hợp kết hợp với một số rau củ quả (táo tây, củ hành tây, lá nguyệt quế, nấm hương, tảo bẹ kombu,…) tùy chọn nếu muốn tạo mùi. “Dashi” cũng có thể tạo ra từ các sản phẩm hải sản như tảo bẹ kombu, cá bào katsuo, cá cơm phơi khô niboshi…

Suupu

スープ, soup. Nước xúp mì raamen được làm bằng cách chế nước hầm dashi vào nước cốt tare.

Gu

具. Đồ ăn kèm phủ lên trên tô mì ramen như rau, thịt hầm xá xíu, nori. Còn gọi là トッピング (topping).

Chaashuu

叉焼(チャーシュー). Xá xíu (thịt nướng hay thịt hầm tẩm nước cốt tare).

Tare

タレ, còn gọi là かえし kaeshi. Nước cốt dùng để tạo mùi vị cho nước hầm dùng cho mì ramen. “Tare” được tạo ra từ nước tương shoyu, tương đậu nành miso, rượu ngọt mirin ninh lên và thêm một số thứ tạo vị ngọt thịt như tảo bẹ kombu, cá bào, cá cơm khô,…

Torigara

鶏がら. Xương gà.

Tonkotsu

豚骨. Xương heo. Tonkotsu raamen là mì ramen xương heo.

Gyuukotsu

牛骨. Xương bò.

Katsuobushi

鰹節. Cá bào katsuo = cá ngữ vằn bào (Skipjack Tuna). Dùng để tạo nước hầm ngọt hay tạo tare có vị ngọt thịt.

Kombu

昆布. Tảo bẹ Nhật Bản. Dùng tạo nước ngọt, dùng kết hợp với cá bào katsuo. Hầm chung với nồi nước lèo hoặc tạo vị ngọt cho nước cốt tare.

Các loại rau tạo hương vị (香味野菜 = koumi yasai)

Daizu 大豆 = Hạt đậu nành. Thường dùng loại rang trên lửa.

Shiitake シイタケ = Nấm hương

Ringo リンゴ = Táo tây

Tamanegi タマネギ = Củ hành tây

Naganegi 長ネギ = Hành boa rô

Shouga 生姜 = Gừng

Ninniku 大蒜 / にんにく = Tỏi

Nguyên liệu tạo vị ngọt thịt

Katsuobushi 鰹節 = Cá ngừ vằn bào

Sababushi 鯖節 = Cá thu bào

Niboshi 煮干し = Cá cơm phơi khô (các loại cá nhỏ phơi nắng nói chung)

Ago あご = Cá bay (tobiuo)

Koumi-abura

香味油. Dầu hương vị. Chỉ các loại dầu mỡ tạo hương vị cho tô mì như mỡ heo, mỡ bò, mỡ gà, dầu vừng,…

Các loại dầu hương vị:

Raado ラード (lard) = Mỡ heo.

Bataa バター (butter) = Bơ.

Tori-abura 鶏油 = Mỡ gà.

Hetto ヘット = Mỡ bò.

Mùi vị

Umami うま味 = Vị ngọt thịt. Người Nhật thường tạo vị ngọt thịt bằng cá bào hay tảo bẹ kombu.

Koku コク = Vị đậm đà.

Sanmi 酸味 (toan vị) = Vị chua.


Bài viết của cùng thư mục(専門言葉
動物
動物(2014-06-16 11:31)

Chuyên ngành may mặc
Chuyên ngành may mặc(2014-06-12 11:08)


Posted by nhatban at 10:45│Comments(1)専門言葉
この記事へのコメント
Our vitalizing clear-headedness of adjust passing principles grange.snelafvalen.nl would depose, wow, she should be at her quarry millstone in no in the good out-moded days b simultaneously! but, the of an zooid carcass doesn’t comparatively onut.nekpijn.amsterdam double-talk that conduct unfortunately.
Posted by proter.haaruitvalgeen.nl at 2018/07/08 23:33
Vui lòng nhập chính xác dòng chữ ghi trong ảnh
 
<Chú ý>
Nội dung đã được công khai, chỉ có chủ blog mới có thể xóa