2014/06/03
Cuốn từ điển kì bí
Cuốn từ điển kì bí (Nhật: キテレツ大百科 Kiteretsu Daihyakka) là một bộ truyện tranh Nhật Bản khoa học viễn tưởng của Fujiko Fujio, được in nhiều kì trong tạp chí thiếu nhi Kodomo no Hikari từ tháng 4 năm 1974 đến tháng 7 năm 1977. Sau đó, bộ truyện tranh đã được chuyển thể thành 331 tập phim hoạt hình trên kênh truyền hình Fuji TV từ 27 tháng 3, 1988 đến 9 tháng 6, 1996.
Có nhiều điểm tương tự trong cách sắp xếp và sự xuất hiện của nhân vật chính giống như Đôrêmon, cũng được Fujio Fujiko sáng tác, mặc dù nội dung câu chuyện hoàn toàn khác.
Nội dung
Kiteretsu là một cậu bé mới chỉ học tiểu học nhưng rất say mê nghiên cứu, chế tạo máy móc. Một lần, qua câu chuyện của bố, cậu tìm được những cuốn từ điển toàn giấy trắng và kính thần thông mà cụ cố Kiteretsu để lại, và nhận ra nếu đọc thông qua kính thần thông thì có thể thấy được nội dung trong đó - chính là những phát minh đầy thú vị. Cậu đã chế tạo ra Korosuke để giúp đỡ mình trong công việc chế tạo. Nhiều mẩu chuyện về những phát minh của Kiteretsu cũng có vẻ tương tự như Đôrêmon, thường là những phát minh được sử dụng quá đà hoặc sai mục đích hay dẫn tới tình huống trớ trêu.

Nhân vật
Kiteretsu Êiichi: Nhân vật chính của câu chuyện, rất say mê chế tạo nhưng chơi rất dở môn bóng chày, cậu ấy hay bị mẹ sai việc nhưng cũng rất ít khi bị mẹ mắng.
Korosuke: Một robot giúp đỡ Kiteretsu, tính tình khá hậu đậu, thích ăn bánh Kôrôkkê, vốn là một Robot do Kiteretsu chế tạo.
Miyoko: Một bạn nữ cùng lớp của Kiteretsu, rất thân với cậu ta.
Buta Gorilla (tên thật là Kaoru): Bạn cùng lớp của Kiteretsu, là đội trưởng đội bóng chày, rất giống Chaien nhưng cậu ta không mê hát như Chaien.
Tongari: Bạn cùng lớp của Kiteretsu, là con nhà giàu và là bạn của Buta Gorilla.
Nhận xét
Tuy truyện có nhiều nét giống Đôrêmon nhưng khác biệt rõ nhất đó là cách xây dựng nhân vật. Tuy nhiên, những phát minh không phải đến từ tương lai mà là từ quá khứ (cuốn từ điển của cụ cố), Kiteretsu lại là một cậu bé thiên tài, rất say mê tìm tòi chứ không lười nhác như Nôbita. Bên cạnh đó, nhân vật Korosuke lại khá hậu đậu, nhiều khi làm hỏng những phát minh của Kiteretsu.
Truyện tranh
Cuốn từ điển kì bí vol.1-3 (Tentōmushi Comics, Shogakukan, 1977)
Cuốn từ điển kì bí vol.1-4 (Fujiko Fujio Land, Chūō Kōron Shinsha, 1984)
Cuốn từ điển kì bí vol.1-2 (Shogakukan Koro Koro Bunko, Shogakukan, 1984)
My First BIG Kiteretsu vol.1-2 (Shogakukan, 2003)
Trò chơi điện tử
Bìa trò chơi năm 1994
Vào ngày 23 tháng 2, 1990, Epoch đã xuất bản trò chơi hành động Kiteretsu Daihyakka trên hệ máy Famicom. Một trò chơi cùng tên Kiteretsu Daihyakka được xuất bản bởi Video System ngày 17 tháng 5, 1994 và một trò chơi khác mang tên Kiteretsu Daihyakka: Chōjikū Sugoroku ra mắt vào ngày 27 tháng 1, 1995 cũng bởi Video System trên hệ máy Super Famicom. Một trò chơi khác được làm bởi Sega Pico.
Phim truyền hình
Vào tháng 1 năm 2002, NHK đã trình chiếu một phim hành động hai giờ kết hợp công nghệ CGI, Korosuke được Mami Koyama lồng tiếng, Mami Koyama cũng là người đã tham gia lồng tiếng cho nhân vật Korosuke trong phiên bản hoạt hình.
wikipedia
Có nhiều điểm tương tự trong cách sắp xếp và sự xuất hiện của nhân vật chính giống như Đôrêmon, cũng được Fujio Fujiko sáng tác, mặc dù nội dung câu chuyện hoàn toàn khác.
Nội dung
Kiteretsu là một cậu bé mới chỉ học tiểu học nhưng rất say mê nghiên cứu, chế tạo máy móc. Một lần, qua câu chuyện của bố, cậu tìm được những cuốn từ điển toàn giấy trắng và kính thần thông mà cụ cố Kiteretsu để lại, và nhận ra nếu đọc thông qua kính thần thông thì có thể thấy được nội dung trong đó - chính là những phát minh đầy thú vị. Cậu đã chế tạo ra Korosuke để giúp đỡ mình trong công việc chế tạo. Nhiều mẩu chuyện về những phát minh của Kiteretsu cũng có vẻ tương tự như Đôrêmon, thường là những phát minh được sử dụng quá đà hoặc sai mục đích hay dẫn tới tình huống trớ trêu.

Nhân vật
Kiteretsu Êiichi: Nhân vật chính của câu chuyện, rất say mê chế tạo nhưng chơi rất dở môn bóng chày, cậu ấy hay bị mẹ sai việc nhưng cũng rất ít khi bị mẹ mắng.
Korosuke: Một robot giúp đỡ Kiteretsu, tính tình khá hậu đậu, thích ăn bánh Kôrôkkê, vốn là một Robot do Kiteretsu chế tạo.
Miyoko: Một bạn nữ cùng lớp của Kiteretsu, rất thân với cậu ta.
Buta Gorilla (tên thật là Kaoru): Bạn cùng lớp của Kiteretsu, là đội trưởng đội bóng chày, rất giống Chaien nhưng cậu ta không mê hát như Chaien.
Tongari: Bạn cùng lớp của Kiteretsu, là con nhà giàu và là bạn của Buta Gorilla.
Nhận xét
Tuy truyện có nhiều nét giống Đôrêmon nhưng khác biệt rõ nhất đó là cách xây dựng nhân vật. Tuy nhiên, những phát minh không phải đến từ tương lai mà là từ quá khứ (cuốn từ điển của cụ cố), Kiteretsu lại là một cậu bé thiên tài, rất say mê tìm tòi chứ không lười nhác như Nôbita. Bên cạnh đó, nhân vật Korosuke lại khá hậu đậu, nhiều khi làm hỏng những phát minh của Kiteretsu.
Truyện tranh
Cuốn từ điển kì bí vol.1-3 (Tentōmushi Comics, Shogakukan, 1977)
Cuốn từ điển kì bí vol.1-4 (Fujiko Fujio Land, Chūō Kōron Shinsha, 1984)
Cuốn từ điển kì bí vol.1-2 (Shogakukan Koro Koro Bunko, Shogakukan, 1984)
My First BIG Kiteretsu vol.1-2 (Shogakukan, 2003)
Trò chơi điện tử
Bìa trò chơi năm 1994
Vào ngày 23 tháng 2, 1990, Epoch đã xuất bản trò chơi hành động Kiteretsu Daihyakka trên hệ máy Famicom. Một trò chơi cùng tên Kiteretsu Daihyakka được xuất bản bởi Video System ngày 17 tháng 5, 1994 và một trò chơi khác mang tên Kiteretsu Daihyakka: Chōjikū Sugoroku ra mắt vào ngày 27 tháng 1, 1995 cũng bởi Video System trên hệ máy Super Famicom. Một trò chơi khác được làm bởi Sega Pico.
Phim truyền hình
Vào tháng 1 năm 2002, NHK đã trình chiếu một phim hành động hai giờ kết hợp công nghệ CGI, Korosuke được Mami Koyama lồng tiếng, Mami Koyama cũng là người đã tham gia lồng tiếng cho nhân vật Korosuke trong phiên bản hoạt hình.
wikipedia
Posted by nhatban at 10:39│Comments(0)
│Manga